Thứ Tư, 5 tháng 9, 2018

Cây sơ ri - Cách Trồng Và Lợi Ích


Cây sơ ri là loài cây ăn trái quen thuộc được trồng nhiều tại Việt Nam. Chúng có nguồn gốc xuất xứ từ vùng nhiệt đới Tây Bán Cầu. Cây còn có một số tên gọi quốc tế khác như Cherry Tây Ấn Độ, Cherry Barbados, hoặc phổ biến nhất là tên tiếng Anh “ Acerola “.

Trái Sơ ri là loại trái rất được yêu thích tại nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trái sơ ri giàu Vitamin C, và còn chứa nhiều Vitamin khác như A, B1, B2, B3, và một số hợp chất chống Oxy hóa khác.

cây sơ ri


Cây sơ ri khi trưởng thành sẽ có chiều cao từ 2-5m. Ngoài ra nếu không gian nhà bạn không đủ lớn để trồng cây, thì vẫn có thể trồng các cây sơ ri nhỏ bằng phương pháp tỉa cành, và các cây nhỏ này vẫn cho ra trái như bình thường. Rễ cây sơ ri khá nông, vì vậy cần có biện pháp cố định cây, đặc biệt là những cây cao không bị bật góc khi gió mạnh.

Cây phát triển tốt trong môi trường nhiệt đới, nhiệt độ khí hậu quá lạnh có thể làm cây chết (   0 ° C hoặc 32 ° F ). Ngoài ra, độ PH trong đất phải trung hòa, tốt nhất là từ 6,5 đến 7,5. Cây sơ ri thích khí hậu khô ráo, đất thoát nước tốt, và ánh nắng mặt trời nhiều, cây không ưa bóng râm. Cũng vì cây phát triển trong môi trường đất cát, và lại có bộ rễ nông, nên chúng dễ bị gió mạnh làm tung gốc.
Lá cây sơ ri có màu xanh đậm, khi phát triển có độ bóng đẹp, tuy nhiên trên thân lá có lông có thể gây dị ứng đối với một số người.

cây sơ ri Thái


Tại các vùng khí hậu lạnh, người ta vẫn có thể trồng được cây sơ ri bằng cách sử dụng nhà kính, và trong những ngày trời quá lạnh sẽ có máy sưởi ấm cho cây. Nên nhớ một điều rằng lúc nào cũng phải giữ cho nhiệt độ ở trên mức đóng băng, nếu không cây sẽ chết rất nhanh. Vào mùa hè, hãy tưới nước thường xuyên hơn cho cây, nhưng cũng phải đảm bảo rằng đất có thể thoát được nước.

Lượng nước thích hợp để tưới cho cây là khoảng từ 1000-2000mm/1 năm. Nếu cây sơ ri thiếu nước sẽ có thể bị rụng lá, và không cho ra trái nhiều. Nếu cây phát triển tốt, sẽ ra hoa 2-3 lần 1 năm. Đất giàu dinh dưỡng và tưới nước thường xuyên cũng giúp kích thích cây ra hoa tốt hơn.

cây sơ ri cổ thụ


Có nhiều phương pháp để nhân giống sơ ri, chẳng hạn như gieo hạt, hoặc giâm cành. Người trồng cây sơ ri cũng cần kiên nhẫn vì cây thường cho trái sau 3 năm trồng. Trái sơ ri có vị chua nhẹ, hoặc ngọt ( nếu cây được trồng tốt, ở nhiệt độ không quá lạnh, không quá nóng, quá ẩm…), chấm muối ớt ăn rất ngon.

Trái sơ ri có thể ăn sống hoặc chế biến thành nhiều món khác. Trái sơ ri là một trong những loại trái cây giàu vitamin C nhất và các chất chống oxy hóa khác.

Phương pháp trồng cây sơ ri trong chậu :
Cũng tương tự như các loại cây nhỏ và cây bụi khác, cây sơ ri có thể trồng trong các chậu hoặc thùng lớn. Hãy luôn nhớ rằng rễ cây là tương đối nông, vì vậy chậu trồng cây không cần quá sâu hơn 60cm. Đối với 1 cây si rô đơn lẻ, độ sâu thích hợp để trồng cây sẽ nằm trong khoảng 60cm. Cây cũng có thể được trồng trong các chậu nhỏ, và trên thực tế, cây sơ ri cũng là một trong những loài cây được trồng theo kiểu bonsai, vì những chiếc lá nhỏ của chúng, và cây cũng cho ra hoa thường xuyên, cộng với màu đỏ tươi của trái sơ ri càng làm cho cây thêm đẹp.

cây sơ ri kiểng


Một chiếc chậu với kích thước tiêu chuẩn 60x60cm được xem là phù hợp nhất để trồng cây. Một trong những lợi thế của việc trồng cây sơ ri ( và cả những loại cây khác ) trong chậu thay vì trên nền đất sân vườn, đó là chúng ta có thể linh động thay đổi loại đất cho phù hợp. Vì vậy hãy chắc chắn rằng chậu cây đủ lớn và có nhiều lỗ thoát nước. Ngoài ra, để gia tăng độ thoát nước cho đất, chúng ta cũng có thể trộn thêm sỏi và đá nhỏ vào đất.

trồng cây sơ ri trong chậu


Bón phân hữu cơ và phân khoáng 2 lần / 1 năm và kiểm tra thường xuyên độ PH của đất. Bắt đầu vào mùa thu, đặc biệt là tại những vùng lạnh, cây có thể được dời vào trong nhà kính để duy trì nhiệt độ ấm phù hợp, và khi mùa đông qua đi người trồng có thể mang cây về lại chỗ cũ. Nếu độ PH trong đất xuống thấp hơn 6,5, hãy dùng một muỗng café vôi và trộn kỹ vào đất để cân bằng lại PH.

Một số bệnh hại của cây Sơ ri :

Các loài chim thường rất ưa thích trái sơ ri, vì vậy khi trái vẫn còn xanh chúng ta hoàn toàn có thể thu hoạch và để chúng chín từ từ ở nơi an toàn. Nếu bạn trồng nhiều cây thì có thể sử dụng lưới cũng là biện pháp ngăn ngừa chim mổ trái hữu hiệu.

cây sơ ri Việt Nam


Ngoài ra còn một số tác nhân gây hại khác cho cây như các loài sâu bọ ( ruồi trắng, rệp, mọt… ). Rễ bị nhiễm trùng, thối cũng là vấn đề nghiêm trọng mà người trồng cây sơ ri có thể gặp phải.



  • Cây sơ ri
  • Cây sơ ri thái
  • Cây sơ ri Thái Lan
  • Cây sơ ri đẹp
  • Cây sơ ri cảnh
  • Cây sơ ri mỹ
  • Cây sơ ri Việt Nam
  • Cây sơ ri thuộc họ gì
  • Cây sơ ri cổ thụ
  • Cây sơ ri giống
  • Cây sơ ri kiểng
  • Trồng cây sơ ri trong chậu
  • Cách trồng cây sơ ri
  • Trồng cây sơ ri bằng hạt


Thứ Tư, 22 tháng 8, 2018

Bộ Lọc Sinh Học Hồ Cá Và Những Vật Liệu Lọc Phổ Biến


Việc làm bộ lọc sinh hồ hồ cá là cực kì quan trọng khi bạn muốn chơi cá cảnh, đặc biệt là đối với dòng cá Koi, được xem là dòng cá tương đối kén môi trường sống.  Một hồ cá Koi đạt chuẩn là một hồ cá Koi với bể lọc sinh học tốt, tái tạo lại môi trường sống giống như ngoài tự nhiên mà cá Koi có thể sống và phát triển được.

bộ lọc sinh học hồ cá


Hiện nay theo quan sát, đa số người chơi cá Koi phổ thông vẫn có thể gia tăng mật độ cá Koi trong hồ, mà chúng vẫn sinh sống và lớn bình thường. Điểm mấu chốt nằm ở lọc sinh học cho hồ cá, có thể là tự làm hoặc mua bên ngoài, tuy nhiên chúng hoạt động với công năng khá tốt. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về các loại lọc sinh học cho bể cá này nhé.

Theo tìm hiểu, đa số hồ cá Koi đều được làm mà không có sự khảo sát kĩ lưỡng địa hình, cũng như thiết kế hệ thống lọc đúng theo chuẩn, mà chỉ thường làm cho có hồ sau đó thả cá vào nuôi. Lúc này họ mới bắt đầu tiến hành quan sát những hiện tượng xảy ra đối với cá Koi, để chuẩn đoán vấn đề và tiến hành khắc phục.

lọc hồ cá koi tự chế


Dưới đây là một số thông số chính của một hệ thống lọc bể cá koi đạt chuẩn, mà cá Koi có thể sinh trưởng tốt :

Tỉ lệ dòng chảy cao : máy bơm với tỉ lệ dòng chảy có thể bơm được từ 2 đến 3 lần khối lượng nước hồ trong 1 giờ.

Độ sục khí cao : hồ nên có thác nước, đài phun nước, hòn non bộ nước chảy…

Thay nước thường xuyên : ít nhất 10% lượng nước hồ 1 tuần, 20% hoặc nhiều hơn sẽ càng tốt.

Tốc độ dòng chảy : nước chảy động sẽ giúp Koi hoạt động tốt hơn.

Những vật liệu thường được sử dụng trong hệ thống lọc :


Chổi lọc : là loại vật liệu làm bằng cước siêu bền, có giá rẻ, dễ dàng tìm mua và lắp đặt phối hợp cùng các loại vật liệu khác để tạo nên hệ thống lọc cho hồ Koi.

chổi lọc hồ cá


Bùi nhùi : hay còn gọi là J-Mat, đây cũng là loại vật liệu lọc quen thuộc trong các hệ thống lọc, có ưu điểm là rẻ tiền và dễ dàng thay thế.

bùi nhùi lọc hồ cá

Bông lọc : gần giống như J-Mat, bông lọc mềm hơn một tí, có tác dụng chặn lại các chất thải của cá, thức ăn, cặn bẩn không cho lưu chuyển ngược lại vào hồ.

bông lọc hồ cá


Hạt Kaldness : sản phẩm có hình tròn bánh răng cưa. Tại thị trường Việt Nam, sản phẩm còn có tên gọi khác là hạt lọc động, do chúng sẽ chuyển động trong nước, tạo môi trường cho các loài vi sinh có lợi phát triển.

hạt Kaldness


Đá nham thạch : loại vật liệu này tương đối hiếm gặp, tuy nhiên cũng như hạt Kaldness, chúng có tác dụng tạo điều kiện cho vi sinh phân hủy các chất hữu cơ giúp nước trong. Cơ chế này được diễn ra nhờ vào đặc tính xốp cũng như các lỗ li ti trên bề mặt của đá.

đá nham thạch lọc hồ cá


San hô : ít được sử dụng cho bể cá Koi nhưng đối với các bể cá nước mặn thì đây là chất liệu lọc rất tốt.

san hô lọc nước


Gốm lọc : là loại vật liệu lọc nhân tạo được tạo thành bởi khoa học kỹ thuật. Loại vật liệu gốm lọc này phải trải qua quá trình nung nóng lên hơn 1000 độ C. Với quá trình nung nóng này, cấu trúc bề mặt của gốm sẽ bị phá vỡ, tạo nên bề mặt với những khoảng không gian lớn và độ xốp phù hợp cho những vi sinh vật phát triển trên đó.

gốm lọc hồ cá


BioBall : đây cũng là một loại vật liệu lọc tiên tiến, có chức năng gần giống với hạt Kaldness. Những quả BioBall xoay tròn sẽ là môi trường tốt cho vi sinh vật phân hủy hữu cơ xuất hiện và phát triển. Ngoài ra khi BioBall xoay cũng sẽ tăng cường Oxy vào trong nước.

bioball lọc nước


Sứ lọc : sứ lọc được sử dụng nhiều vì những lợi ích sinh học mà nó mang lại cho hệ thống nước của hồ cá. Bao gồm :

+ Lọc bỏ các chất kim loại có trong nước, trong nhiều hồ cá, kim loại nặng này thường xuất hiện vì xây ở gần mái tôn, khi trời mưa nước mưa sẽ kéo theo các rỉ sét vào hồ.
+ Lọc amoniac, mùn hữu cơ…
+ Bổ sung khoáng chất cần thiết cho hồ cá.

sứ lọc


Ok, như vậy là chúng ta đã liệt kê những chất liệu lọc thường được sử dụng trong các bộ lọc hồ cá Koi, có thể sử dụng trong nhà, ngoài trời tùy ý thích. Bạn có thể tự chế được những lọc sinh học cho bể cá này, ngoài ra ngoài thị trường cũng có bán những thùng lọc lắp ráp sẵn, rất tiện lợi chỉ cần lắp ống và gắm điện là có thể hoạt động, phù hợp với những hồ vừa và nhỏ.
Ở những bài viết sau, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về từng loại chất liệu lọc này.

  • Bộ lọc sinh học hồ cá 
  • Bể lọc sinh học 
  • Lọc sinh học cho hồ cá 
  • Lọc sinh học cho bể cá
  • Máy lọc nước sinh học cho bể cá
  • Lọc hồ cá koi
  • Lọc hồ cá koi đơn giản
  • Lọc hồ cá koi ngoài trời
  • Lọc hồ cá koi tự chế
  • Lọc bể cá koi 
  • Lọc nước hồ cá koi
  • Thùng lọc hồ cá koi



Thứ Ba, 14 tháng 8, 2018

Cây Muồng Hoàng Yến


Cây muồng hoàng yến, là loại cây nhiệt đới cho ra hoa thuộc họ đậu. Loài cây này có nguồn gốc xuất xứ từ Ấn Độ và các nước lân cận vùng Đông Nam Á. Những khu vực có trồng nhiều cây muồng hoàng yến nhất là ở phía đông Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan, phía Nam Sri Lanka và miền Nam của Pakistan.

Muồng hoàng yến có nhiều công dụng, được trồng để lấy bóng mát, làm cây cảnh, làm nhiên liệu sản xuất, lấy gỗ và cả thức ăn cho gia súc.

Đặc điểm của cây muồng hoàng yến :

Là loài cây lá rụng có kích cỡ trung bình, muồng hoàng yến cao từ 10-15m khi phát triển, thân cây thẳng đứng và có đường kính lên đến 1m. Đỉnh của cây có các nhánh lan rộng, phủ xuống với các bông hoa vàng, nhìn từ xa xa như một chiếc vương miện vàng rực. Thân cây có vỏ màu xám nhạt, lớp vỏ này khá mịn và mỏng khi cây còn nhỏ, và trở nên xạm màu nâu sẫm, thô ráp khi cây già.

cây muồng hoàng yến


Cây thay lá thường xuyên, lá cây được sắp xếp theo hình xoắn ốc, mọc ra từ cành, dài từ 30cm-40cm, mỗi cành cây sẽ có từ 3-8 cặp lá, hình oval. Hoa của cây muồng hoàng yến có màu vàng tươi sáng, sặc sỡ, hình ngũ giác, đường kính 3,5cm. Qủa có hình trụ, dài từ 60cm-100cm, rộng 1,5-2cm. Qủa cây có màu đen, nhão và nhiều hạt ( 25-100 hạt ).


Công dụng của cây muồng hoàng yến :

Cây muồng hoàng yến là loài cây có nhiều công dụng thực tiễn. Cây có rất nhiều hoa, vì vậy ở các vùng nhiệt đới hay các vùng cận nhiệt đới, muồng hoàng yến thường được trồng làm cây cảnh. Hoa muồng hoàng yến là biểu tượng của đất nước Thái Lan và là loài hoa biểu tượng của tỉnh Kerala. Thân cây được dùng để làm than chất lượng tốt, lấy gỗ để làm đồ nội thất, dụng cụ công nghiệp, tay vịn cầu thang, bánh xe…

Ở Lào, hoa của cây muồng hoàng yến có tên gọi là “dok khoun” và là biểu tượng của tết truyền thống của dân tộc Lào. Người dân sử dụng hoa để dâng lên đền thờ và trưng trong nhà vào dịp năm mới với niềm tin rằng những bông hoa sẽ mang lại may mắn và hạnh phúc cho gia đình.

cây muồng hoàng yến con

Thuốc nhuộm ngày nay cũng được bào chế từ vỏ cây muồng hoàng yến. Tại Ấn Độ, người ta cũng ăn cả hoa muồng hoàng yến. Tuy nhiên theo nghiên cứu của khoa học thì thân cây, lá cây, hoa có chất độc gây hại với con người, nếu dùng nhiều có thể gây ngộ độcNhánh cây bỏ đi có thể được nghiền nát để làm thức ăn cho gia súc. Một số chất triết xuất từ lá và hoa có hoạt tính kháng khuẩn đáng kể, và các tính chất dược lý có giá trị khác, thường được sử dụng trong các bài thuốc Nam Á cổ truyền.

Điều kiện sống :

Cây thường phát triển tốt ở những đất nước nhiệt đới có khí hậu ẩm ướt, hoặc các khu rừng cận nhiệt đới. Cây được thấy nhiều ở những vùng cao, trên các sườn núi cạn, cách 1300m so với mực nước biển. Cây muồng hoàng yến mọc ở những nơi có lượng mưa từ 480 – 2700 mm và nhiệt độ hàng năm dao động từ 18 đến 29 độ C.

Đất để trồng cây là hỗn hợp của đất, cát và đất sét với độ pH từ 5,5 đến 8,7. Cây có khả năng chịu hạn tốt, mức bóng râm vừa phải, nhưng lại không chịu được lạnh.

cây muồng hoàng yến giống


Trồng cây :

Muồng hoàng yến được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp gieo hạt. Hạt giống của cây có thời gian lưu trữ rất lâu, lên đến 3 năm ở nhiệt độ 13 độ C và độ ẩm 2%. Hạt cây được ngâm Acid Sulfuric, mang gieo trực tiếp hoặc trồng trong các thùng chứa. Cây con được nuôi trong chậu hoặc thùng lớn và sẵn sàng để mang ra đất trồng sau 2-3 năm.

Trong giai đoạn phát triển đầu tiên, cây con cần tưới một lượng nước lớn. Cứ khoảng 10 tháng, cây sẽ diễn ra rụng lá và thay lá mới. Phải mất từ 8-9 năm để cây cho ra đợt hoa đầu tiên.

cây muồng hoàng yến mua ở đâu


Tại Việt Nam, người ta thường trồng cây muồng hoàng yến tại các công viên, công trình công cộng, sân vườn để trang trí, tạo bóng mát. Sắc vàng của cây tạo ra vẻ đẹp đặc trưng, độc đáo và không nhầm lẫn với bất kì loại cây nào khác.


   
  

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2018

Vườn Thiền Là Gì ? Cách Làm Một Khu Vườn Thiền Nhật Bản


Một khu vườn thiền Nhật Bản là phương pháp tốt nhất để giảm Stress, tăng cường khả năng tập trung, mang đến cảm giác hạnh phúc cho mọi người.  Tại Việt Nam, nghệ thuật vườn thiền sau quá trình du nhập đã bắt đầu được đón nhận, và càng ngày càng được nhiều gia đình yêu thích, thi công trong không gian sân vườn của mình. Ở bài viết này, VườnCủa Bin sẽ mang đến cho bạn cái nhìn rõ nét hơn về nghệ thuật vườn thiền, và những lợi ích mà nó mang lại.

vườn thiền Nhật Bản

Vườn thiền là gì ?

Trong nhiều người chúng ta, chắc cũng đã từng qua từ Zen ( Thiền ). Đúng vậy, triết lý Zen là một trong những nét văn hóa truyền thống của Nhật Bản. Và trong nghệ thuật sân vườn, Zen cũng được ứng dụng để tạo ra vẻ đẹp đặc trưng nhất, đó là những khu vườn Nhật Zen Garden.

Vườn thiền, hay còn được gọi là vườn đá kiểu Nhật, thu hút bởi vẻ đẹp của những viên đá, sỏi được sắp xếp cẩn thận, những bụi cây được cắt tỉa chính xác… Vườn thiền có thể sẽ không hợp với những ai yêu thích vẻ đẹp tự nhiên của thiên nhiên, với cây cối mọc um tùm, hoa dại chen lẫn. Một khu vườn truyền thống theo phong cách tự nhiên sẽ là sự lựa chọn hợp lý hơn đối với họ.

Thiết kế vườn thiền


Trong những khu vườn Zen Nhật Bản, có 3 nguyên tắc được nhấn mạnh, đó là tự nhiên ( Shizen ), đơn giản ( Kanso ) và khổ hạnh ( koko ).
Ở thế kỷ thứ 6, những nhà sư  tu tập theo phương pháp Thiền tông, đã tạo ra khu vườn thiền đầu tiên để hỗ trợ cho việc tu tập thiền định. Sau đó, những nhà sư bắt đầu sử dụng vườn Thiền để giảng dạy về các quy tắc và khái niệm về thiền. Sau nhiều thế kỷ, hiện nay thiết kế và cấu trúc của khu vườn thiền đã có nhiều cải tạo, nhưng những nền tảng cấu trúc cơ bản vẫn còn được giữ nguyên.

Cách thiết kế và tạo ra một khu vườn thiền :

Tùy vào diện tích không gian sân vườn của bạn, mà chúng ta có thể chọn thiết kế sao cho phù hợp. Nếu không gian nhỏ, một khu vườn thiền mini cũng là lựa chọn không tồi. OK chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một khu vườn thiền được tạo ra như thế nào.

vườn thiền Nhật Bản mini


Đầu tiên, một trong những phần chính đó là đặt cát, đá, sỏi với tỉ lệ chính xác, đây là yếu tố quan trọng tạo nên cái hồn của khu vườn thiền. Cát sẽ được rải thành hình tròn, xoắn ốc hoặc gợn sóng, những hình ảnh này đại diện cho biển cả. Đặt đá lên trên cát để tạo ra sự hòa quyện nhẹ nhàng. Bạn cũng có thể thêm cây xanh, nhưng hạn chế số lượng ít và chọn cây thấp, xòe rộng theo chiều ngang thay vì những cây thẳng đứng. Những sự phối hợp này giúp tang cường khả năng tịnh tâm, thiền định, giúp người xem khi dạo bước trong một khu vườn thiền sẽ có cảm giác yên bình, nhẹ nhàng.



Hình dáng của những viên đá trong vườn thiền là một trong những yếu tố thiết kế quan trọng nhất. Đá hướng lên bên phải hoặc thẳng đứng đại diện cho cây cỏ, trong khi đá phẳng, đá nằm ngang lại đại diện cho nước. Đá nhọn hoặc có vòm là tượng trưng của ngọn lửa.

khu vườn thiền


Mình đã từng có dịp trò chuyện với một kiến trúc sư người Nhật, bác đã khá cao tuổi và có trên 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế thi công vườn thiền Nhật. Bác cho biết tại Nhật Bản, những viên đá để đạt được tiêu chuẩn đặt trong vườn thiền, thì bề mặt của chúng phải thật sự nhẵn, để tạo nên cảm giác mềm mại, an bình. Để những viên đá này có bề mặt nhẵn, những người nghệ nhân đã phải đặt chúng trong những khe suối, thác, để nước làm sói mòn độ sần sùi của đá từ từ. Thời gian để làm nhẵn một viên đá theo cách tự nhiên này có thể lên đến hàng chục năm trời, thế mới biết, người Nhật thật sự nhẫn nại, và mỗi khu vườn của họ là cả một kì công, một công trình nghệ thuật đích thực !

Một khu vườn thiền Nhật cũng có thể được khéo léo chèn vào một cây cầu nhỏ đơn giản, một lối đi đường mòn hoặc những chiếc đèn đá mang đậm phong cách Nhật Bản. Những bổ sung tưởng chừng như đơn giản này, có thể tạo nên cảm giác về khoảng cách cho người xem, khiến họ cảm giác không gian như rộng hơn, và chúng cũng hỗ trợ khả năng tập trung thiền định của con người.


vườn thiền là gì


Thuật ngữ “ shakkei ” trong tiếng Nhật có nghĩa là vay mượn cảnh quan, nó đề cập đến việc sử dụng khung cảnh xung quanh để làm tôn lên nét đẹp của vườn Zen, vượt ra khỏi ranh giới của nó.
Có một lưu ý là vườn Zen đề cao chú trọng sự tĩnh lặng, tịnh tâm nên khi thiết kế sẽ không có hồ nước, cũng như gần các khu vực có nước, vốn thể hiện cho sự chuyển động.

vườn Nhật Zen Garden

Như  vậy là chúng ta đã có được cái nhìn sơ bộ về vườn thiền, hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho những ai đang đam mê tìm hiểu và có ý định thực hiện cho mình một khu vườn thiền kiểu Nhật.    

  • Vườn thiền là gì 
  • Vườn thiền Nhật Bản 
  • Vườn thiền mini 
  • Vườn thiền yoga
  • Thiết kế vườn thiền 
  • Dạo bước vườn thiền
  • Khu vườn thiền 
  • Vườn thiền Nhật Bản mini
  • Vườn Zen Nhật Bản 
  • Khu vườn Zen Nhật Bản 
  • Vườn Nhật Zen garden 




Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2018

Cây Phát Tài Kiểng


Phát tài là một trong những loài cây trồng để bàn được yêu thích nhất. Với vẻ đẹp độc đáo cùng ý nghĩa của mình, cây phát tài núi hay được trồng trong nội thất không gian nhà. Trong lĩnh vực cây cảnh, phát tài núi là loài cây đã có mặt từ khá lâu, và vẫn được yêu thích trồng đến tận ngày nay.

Ở những năm đầu của thế kỷ 18, người Châu Âu đã cho trồng cây phát tài kiểng để trang trí không gian nội thất. Đến thế kỷ 20, cây du nhập vào nước Mỹ và cũng nhanh chóng phổ biến ở quốc gia này. Cây dễ trồng, có thể nhân giống dễ dàng bằng phương pháp giâm cành.

Với những đặc điểm của cây như nhỏ, thấp, có thể kiểm soát được sự phát triển của cây, phát tài núi rõ ràng là lựa chọn phù hợp để trồng trong nội thất.

Cây Phát Tài Thái


Điều kiện để trồng cây phát tài :

trồng cây phát tài trong nước

Ánh sáng : cây phát tài không cần quá nhiều ánh sáng, tuy nhiên cũng cần cho chúng phơi một chút nắng để không bị mất sọc trên lá cây. Người trồng có thể đặt cây gần cửa sổ, ánh mặt trời nên được chiếu xuyên qua lớp kính cửa sẽ tốt cho cây hơn.

Nước : cây phát tài ưa ẩm, nếu để cây quá khô sẽ dễ dẫn đến lá mất màu xanh mà chuyển sang màu nâu. Độ ẩm phù hợp nhất dành cho cây là vào khoảng 40%. Lưu ý không sử dụng nước Florua vì cây rất kị loại chất này.

Nhiệt độ : cây phát triển khi nhiệt độ từ 12 độ C trở lên. Nhiệt độ phù hợp nhất cho cây vào khoảng 22 độ C.

Đất : chọn loại đất tơi xốp, thoát nước tốt.

Phân bón : phát tài núi không cần quá nhiều chất dinh dưỡng, vì bản thân phần thân của cây đã lưu trữ chất dinh dưỡng. Nên bón ít phân Calcium để ngăn ngừa bệnh cháy lá.

Cây phát tài cũng có thể được trồng theo phương pháp thủy sinh nhé các bạn. Trồng cây phát tài trong nước cũng đơn giản, rửa sạch đất khỏi rễ, sau đó đặt cây vào chậu thủy tinh hoặc nhựa, cố định cây và đổ nước vào không ngập quá rể, vậy là xong. Khoảng 1 tuần nên thay nước cho cây 1 lần.




Cách nhân giống cây phát tài :

Cách nhân giống cây phát tài núi phổ biến nhất là giâm cành. Để cành giâm lên đất và giữ độ ẩm vừa phải để đợi cành lên cây con . Hoặc người trồng cũng có thể ngắt hoàn toàn một cành và trồng vào đất. Khi trồng theo phương pháp này cần đảm bảo rằng cành trồng xuống đất phải được tém chặt, để cây giữ dáng đứng thẳng.

Những cây con giâm cành này có thể phải mất một thời gian khá lâu mới có thể ra rễ. Vì thế đừng nản lòng mà hãy kiên trì chờ đợi. Thời gian để cây ra rễ này vốn không ổn định, nên ngay cả những nghệ nhân chơi cây cảnh giàu kinh nghiệm cũng không thể căn chuẩn được chính xác thời gian.

cây phát tài búp sen


Chuyển cây vào chậu :

Sau khi đã trồng cây được ổn định, cây sẽ tiếp tục phát triển và lớn lên. Vì thế hàng năm hãy chuyển cây sang những chậu khác lớn hơn với đất tươi xốp, thoát nước tốt. Để chuyển cây phát tài núi vào chậu khác, chúng ta hãy loại bỏ phần đất xung quanh cây, nhấc toàn bộ cây lên và bỏ vào chậu khác lớn hơn, và phải đảm bảo rằng phần rễ cây không bị tổn thương trong quá trình chuyển chậu.

Sau khi chuyển cây vào chậu thì tiến hành lấp đất lại. Một lưu ý là không nén đất quá chặt sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình thoát nước của đất.

cây phát tài núi


Các loại cây phát tài :


Hiện trên thị trường có khá nhiều các dòng cây phát tài như : cây phát tài núi, cây phát tài búp sen, cây phát tài đỏ, cây phát tài khúc, cây phát tài thái… Đa phần cây phát tài đều có đặc điểm như lá màu xanh lá đậm, có sọc ở trung tâm lá.

cây phát tài đài loan


Một số mẹo trồng cây phát tài :

Khi chúng ta mua phát tài núi, người bán cây thường trồng nhiều cây trong một chậu ( trung bình là 3 cây ). Số lượng cũng như kích thước của cây rất phù hợp để trang trí nội thất, tại các vị trí như cửa sổ, bàn làm việc, phòng khách… Cũng giống như các cây khác trong chi Huyết Giác, cây phát tài thường nhạy cảm với các chất hóa học như Florua và Boron, vì vậy hạn chế cho cây tiếp xúc với những chất này ( thường có trong nước tưới hay phân bón). Tốt nhất là nên tưới cây bằng nước sinh hoạt bình thường.

Đôi khi cây sẽ có hiện tượng lá chuyển màu nâu, vì một số lý do tác động của ngoại cảnh như : thay đổi nhiệt độ, thiếu nước, thiếu canxi…
Nếu cây phát triển bình thường, người trồng cũng cần chú ý phần bụi trên lá cây. Làm sạch lá cây bằng vải ẩm để giữ cho vẻ ngoài của cây luôn đẹp, cũng như lá không bị hư. Nếu cây mọc quá cao, hãy tiến hành cắt bớt ngọn, tại vết cắt sau đó sẽ mọc ra các chòi lá mới.

Cũng giống như các cây nội thất khác, việc trồng được cây phát tài, chủ yếu dựa vào việc duy trì những yếu tố thuận lợi cho cây như là nhiệt độ, ánh sáng, nước, đất… cây không chịu được yếu tố khắc nghiệt vì thế đừng cố gắng thử trồng chúng trong những điều kiện khác như quá lạnh, ánh sang gắt, gió mạnh.

ý nghĩa cây phát tài trong phong thủy


Ý nghĩa cây phát tài trong phong thủy :

Đúng như tên gọi phát tài phát lộc của mình, cây phát tài giúp mang lại tài lộc, may mắn, gặp nhiều suôn sẽ trong công việc cho người trồng. Cây được xem là hợp với người mệnh mộc. Trồng cây phát tài phát triển, ra hoa sẽ giúp kích thích vượng khí, làm ăn tấn tài tấn lộc.

cây phát tài ra hoa


  • Cây phát tài 
  • Các loại cây phát tài 
  • Cây phát tài núi 
  • Cây phát tài búp sen 
  • Cây phát tài đỏ 
  • Cây phát tài khúc
  • Cây phát tài phát lộc
  • Cây phát tài đài loan 
  • Cây phát tài để bàn 
  • Cây phát tài nở hoa là điềm gì
  • Cây phát tài kiểng 
  • Cây phát tài thái 
  • Cách trồng cây phát tài 
  • Cách trồng cây phát tài trong nước
  • Cách trồng cây phát tài ra hoa 
  • Ý nghĩa cây phát tài trong phong thủy