Một khu vườn thiền Nhật Bản là phương pháp tốt nhất để giảm
Stress, tăng cường khả năng tập trung, mang đến cảm giác hạnh phúc cho mọi người.
Tại Việt Nam, nghệ thuật vườn thiền sau
quá trình du nhập đã bắt đầu được đón nhận, và càng ngày càng được nhiều gia
đình yêu thích, thi công trong không gian sân vườn của mình. Ở bài viết này, VườnCủa Bin sẽ mang đến cho bạn cái nhìn rõ nét hơn về nghệ thuật vườn thiền, và những
lợi ích mà nó mang lại.
Vườn thiền là gì ?
Trong nhiều người chúng ta, chắc cũng đã từng qua từ Zen (
Thiền ). Đúng vậy, triết lý Zen là một trong những nét văn hóa truyền thống của
Nhật Bản. Và trong nghệ thuật sân vườn, Zen cũng được ứng dụng để tạo ra vẻ đẹp
đặc trưng nhất, đó là những khu vườn Nhật Zen Garden.
Vườn thiền, hay còn được gọi là vườn đá kiểu Nhật, thu hút bởi
vẻ đẹp của những viên đá, sỏi được sắp xếp cẩn thận, những bụi cây được cắt tỉa
chính xác… Vườn thiền có thể sẽ không hợp với những ai yêu thích vẻ đẹp tự
nhiên của thiên nhiên, với cây cối mọc um tùm, hoa dại chen lẫn. Một khu vườn
truyền thống theo phong cách tự nhiên sẽ là sự lựa chọn hợp lý hơn đối với họ.
Trong những khu vườn Zen Nhật Bản, có 3 nguyên tắc được nhấn
mạnh, đó là tự nhiên ( Shizen ), đơn giản ( Kanso ) và khổ hạnh ( koko ).
Ở thế kỷ thứ 6, những nhà sư tu tập theo phương pháp Thiền tông, đã tạo ra
khu vườn thiền đầu tiên để hỗ trợ cho việc tu tập thiền định. Sau đó, những nhà
sư bắt đầu sử dụng vườn Thiền để giảng dạy về các quy tắc và khái niệm về thiền.
Sau nhiều thế kỷ, hiện nay thiết kế và cấu trúc của khu vườn thiền đã có nhiều
cải tạo, nhưng những nền tảng cấu trúc cơ bản vẫn còn được giữ nguyên.
Cách thiết kế và tạo ra một khu vườn thiền :
Tùy vào diện tích không gian sân vườn của bạn, mà chúng ta
có thể chọn thiết kế sao cho phù hợp. Nếu không gian nhỏ, một khu vườn thiền
mini cũng là lựa chọn không tồi. OK chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một khu vườn
thiền được tạo ra như thế nào.
Đầu tiên, một trong những phần chính đó là đặt cát, đá, sỏi
với tỉ lệ chính xác, đây là yếu tố quan trọng tạo nên cái hồn của khu vườn thiền.
Cát sẽ được rải thành hình tròn, xoắn ốc hoặc gợn sóng, những hình ảnh này đại
diện cho biển cả. Đặt đá lên trên cát để tạo ra sự hòa quyện nhẹ nhàng. Bạn
cũng có thể thêm cây xanh, nhưng hạn chế số lượng ít và chọn cây thấp, xòe rộng
theo chiều ngang thay vì những cây thẳng đứng. Những sự phối hợp này giúp tang cường
khả năng tịnh tâm, thiền định, giúp người xem khi dạo bước trong một khu vườn
thiền sẽ có cảm giác yên bình, nhẹ nhàng.
Hình dáng của những viên đá trong vườn thiền là một trong những
yếu tố thiết kế quan trọng nhất. Đá hướng lên bên phải hoặc thẳng đứng đại diện
cho cây cỏ, trong khi đá phẳng, đá nằm ngang lại đại diện cho nước. Đá nhọn hoặc
có vòm là tượng trưng của ngọn lửa.
Mình đã từng có dịp trò chuyện với một kiến trúc sư người Nhật,
bác đã khá cao tuổi và có trên 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế thi
công vườn thiền Nhật. Bác cho biết tại Nhật Bản, những viên đá để đạt được tiêu
chuẩn đặt trong vườn thiền, thì bề mặt của chúng phải thật sự nhẵn, để tạo nên
cảm giác mềm mại, an bình. Để những viên đá này có bề mặt nhẵn, những người nghệ
nhân đã phải đặt chúng trong những khe suối, thác, để nước làm sói mòn độ sần sùi
của đá từ từ. Thời gian để làm nhẵn một viên đá theo cách tự nhiên này có thể
lên đến hàng chục năm trời, thế mới biết, người Nhật thật sự nhẫn nại, và mỗi
khu vườn của họ là cả một kì công, một công trình nghệ thuật đích thực !
Một khu vườn thiền Nhật cũng có thể được khéo léo chèn vào một
cây cầu nhỏ đơn giản, một lối đi đường mòn hoặc những chiếc đèn đá mang đậm
phong cách Nhật Bản. Những bổ sung tưởng chừng như đơn giản này, có thể tạo nên
cảm giác về khoảng cách cho người xem, khiến họ cảm giác không gian như rộng
hơn, và chúng cũng hỗ trợ khả năng tập trung thiền định của con người.
Thuật ngữ “ shakkei ” trong tiếng Nhật có nghĩa là vay mượn cảnh
quan, nó đề cập đến việc sử dụng khung cảnh xung quanh để làm tôn lên nét đẹp của
vườn Zen, vượt ra khỏi ranh giới của nó.
Có một lưu ý là vườn Zen đề cao chú trọng sự tĩnh lặng, tịnh
tâm nên khi thiết kế sẽ không có hồ nước, cũng như gần các khu vực có nước, vốn
thể hiện cho sự chuyển động.
Như vậy là chúng ta đã
có được cái nhìn sơ bộ về vườn thiền, hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho những ai
đang đam mê tìm hiểu và có ý định thực hiện cho mình một khu vườn thiền kiểu Nhật.
- Vườn thiền là gì
- Vườn thiền Nhật Bản
- Vườn thiền mini
- Vườn thiền yoga
- Thiết kế vườn thiền
- Dạo bước vườn thiền
- Khu vườn thiền
- Vườn thiền Nhật Bản mini
- Vườn Zen Nhật Bản
- Khu vườn Zen Nhật Bản
- Vườn Nhật Zen garden
bạn có cây trầu bà đế vương đỏ như bên Hoàng Nguyên Green không?
Trả lờiXóaGiao lưu các loại cây cùng mình tại đây ạ http://cayxanhhadong.com/
Trả lờiXóarất hay! tks chủ trang đã có thông tin
Trả lờiXóa